Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Mỹ xây dựng 'NATO châu Á' ngăn chặn Trung Quốc?
Tờ China Youth Daily phân tích về lý thuyết “Tác chiến không – biển” của Mỹ và nhận định nếu “Tác chiến không biển” thực sự nổ ra, châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.

 



 


Ngày 2-8, tờ Foreign Affairs của Mỹ đã đăng tải bài viết yêu cầu chính phủ Mỹ cần thận trọng hơn khi đề ra các chiến lược quân sự, bài viết cho rằng chiến lược “tác chiến không – biển” (AirSea Battle) sẽ gây ra cuộc chạy đua quân sự gay gắt hơn ở khu vực Đông Á và xuất hiện cục diện bất ổn.


 

Tờ China Youth Daily cho rằng một điều bất hạnh là lời cảnh báo trên đang trở thành hiện thực. “Tác chiến không- biển” là chiến lược được Mỹ thúc đẩy tích cực để cải cách và chuyển đổi mô hình lực lượng quân sự cho Mỹ, nhưng lại đe dọa đến môi trường an ninh vốn đang rất bất ổn ở châu Á – Thái Bình Dương.

 

Ngăn chặn Trung Quốc 

 

Sở dĩ “tác chiến không-biển” lại tạo ra hiệu quả hai mặt như vậy là do có mối liên quan mật thiết đến phương châm then chốt của chiến lược này. Chiến lược này khá giống với chiến lược “tác chiến không - biển” nhằm vào quân đội Liên Xô và khối Khối Warszawa trong thập kỷ 1980, “tác chiến không biển” cũng có môi trường tác chiến và đối tượng tác chiến rõ ràng, tức lấy khu vực Tây Thái Bình Dương làm chiến trường chủ đạo, lấy quân đội PLA làm đối tượng tác chiến. Theo China Youth Daily, ngăn chặn Trung Quốc và bá quyền là phương châm then chốt của lý thuyết “tác chiến không – biển” của Mỹ.

 

Theo ý tưởng của lý thuyết “tác chiến không – biển”, về lực lượng tác chiến, quân đội Mỹ muốn dựa vào nhiệm vụ để phân chia thành lực lượng phối hợp mạng lưới hóa và nhất thể hóa, trong không gian chiến trường nhấn mạnh hoạt động tác chiến xuyên khu vực gồm trên không, trên biển, dưới đất liền, trên vũ trụ và không gian mạng, trong hành động tác chiến cần đồng bộ phá hủy hệ thống C4ISR của đối thủ, phá bỏ giàn chống tiếp cận/phong tỏa khu vực và hệ thống vũ khí của đối thủ, từ đó đảm bảo cho các hành động tự do và có thể kiểm soát các đối thủ nặng ký trên toàn cầu của Mỹ.

 

Trong các trường hợp công khai, chính phủ và quân đội Mỹ nhấn mạnh nhiều lần rằng, lý thuyết “tác chiến không - biển” không nhằm vào khu vực và quốc gia cụ thể nào. China Youth Daily đánh giá những phát ngôn này quả thực là khôi hài bởi ngay từ đầu, các chuyên gia nghiên cứu lý thuyết “tác chiến không - biển” đã coi Trung Quốc là đối thủ giả định. Tờ Bưu điện Washington từng dẫn lời một quan chức trong chính quyền tổng thống Obama tuyên bố: “Ý tưởng tác chiến không – biển” là “cột mốc quan trọng dùng phương thức Chiến tranh lạnh mới để đối phó với Trung Quốc”.

 

 

 

Ngày 13-3-2013, trên tạp chí The Diplomat, chuyên gia cấp cao của Học viện Brookings của Mỹ Rory Medcalf đã nói rất rõ ràng: “Để tạo dựng hình ảnh về kẻ thù giả định Trung Quốc, các “túi khôn” và chuyên gia quân sự của Mỹ đã phải vắt óc để đưa ra các giả thiết phong phú PLA đánh bại quân đội Mỹ như thế nào, sau đó lại tìm mọi cách để phòng ngừa “kẻ thù giả định” này. Dưới mô hình tư duy này, để ngăn chặn cái gọi là chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” của Trung Quốc, quân đội Mỹ đã thiết kế và phát triển lý thuyết “tác chiến không – biển”.

 

China Youth Daily phân tích trong lý thuyết “tác chiến không biển”, từ khóa quan trọng nhất là “chống tiếp cận” và “phong tỏa khu vực”. Mỹ đã sáng tạo ra hai thuật ngữ này, “chống tiếp cận” là chỉ đẩy quân đội Mỹ đến một chiến khu nào đó hoặc ép quân đội Mỹ phải triển khai hành động ở khu vực cách địa điểm xung đột xa hơn, “phong tỏa khu vực” là chỉ hành động của quân đội Mỹ bị hạn chế ở một khu vực nào đó. Phía Mỹ cho rằng, hai khả năng này sẽ đe dọa nghiêm trọng việc Mỹ bố trí lực lượng đến khu vực sở tại của nước đối thủ và khu vực bị ảnh hưởng nếu xảy ra chiến tranh. Trong khi quân đội Mỹ luôn nhấn mạnh phải được quyền bố trí lực lượng trên phạm vi toàn cầu, tức là nhất thiết phải vào được khu vực đe dọa được quốc gia khác.

 

Theo tờ báo Trung Quốc đây chính là tư tưởng bá quyền điển hình, sự bá quyền này bao gồm bá quyền về chính trị và bá quyền về quân sự. Là một siêu cường bá chủ thế giới lâu nay, Mỹ muốn áp dụng các biện pháp “ngăn chặn mạnh tay”, tiến hành chiến tranh ngoại giao mang tính bắt buộc, chiến tranh chính trị, tâm lý và kinh tế đối với Trung Quốc, kiểm soát, phong tỏa và kiềm chế Trung Quốc một cách toàn diện.

 

China Youth Daily phân tích, trong vấn đề bá quyền quân sự, Mỹ luôn duy trì khả năng bố trí quân sự mạnh mẽ, khiến nước này có thể tự do phân bổ lực lượng quân sự ở mọi chiến khu vào bất cứ thời điểm nào. Nhìn lại các cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Kosovo, Afghanistan và chiến tranh Iraq, Mỹ đều theo đuổi ưu thế tuyệt đối mang tính áp đảo với đối phương. Trong các cuộc xung đột có thể xảy ra ở phía Tây Thái Bình Dương, quân đội Mỹ cũng muốn như vậy nhưng lại cảm thấy lực bất tòng tâm.

 

Bản báo cáo về Quyền biển ở Tây Thái Bình Dương của công ty Rand – “túi khôn” chuyên nghiên cứu các vấn đề chiến lược quân sự của Mỹ đã chỉ ra rằng, quyền kiểm soát biển là yếu tố căn bản để Mỹ duy trì lợi ích ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc lại phát triển mạnh mẽ các lực lượng tấn công như kỹ thuật thông tin quân sự, bố trí nhiều tên lửa hiện đại, tàu ngầm, gây ra mối đe dọa lớn đối với các hạm đội trên biển của Mỹ, từ đó làm suy yếu thế mạnh của lực lượng trên biển của siêu cường duy nhất hiện nay.

 

“Tác chiến không-biển” gây tranh cãi

 

Với vai trò là một tư tưởng tác chiến hoàn toàn mới, dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của chính phủ và quân đội Mỹ, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, “tác chiến không – biển” từ ý tưởng đã trở thành lý thuyết tác chiến hệ thống và từng bước hòa nhập vào chính sách quốc phòng của Mỹ và điều lệnh tác chiến của quân đội nước này.

 

Tháng 7-2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đã yêu cầu hải quân và không quân Mỹ nghiên cứu lý thuyết tác chiến chung mới, tức lý thuyết “tác chiến không – biển”. Một năm sau đó, Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA) của Mỹ đã trình lên quốc hội báo cáo nghiên cứu có tên gọi 'Tác chiến không-biển': Khởi điểm của tư tưởng tác chiến mới nhất, lần đầu tiên trình bày hoàn chỉnh ý tưởng “tác chiến không-biển”.

 

Ngày 9-2-2011, Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ công bố Chiến lược quân sự quốc gia phiên bản mới, tuyên bố sẽ áp dụng chiến lược “tác chiến không – biển”, nhất thể hóa năng lực tác chiến hải quân, không quân, đánh dấu sự tiếp nhận chính thức lý thuyết “tác chiến không – biển” của quân đội Mỹ. Tháng 1-2012, Bộ quốc phòng Mỹ công bố khái niệm tác chiến phối hợp tiếp cận, chỉ đạo lực lượng tác chiến phối hợp của Mỹ hoàn thành tác chiến tiếp cận trong các tình huống khác nhau, đánh dấu lý thuyết “tác chiến không – biển” được đưa vào hệ thống điều lện tác chiến phối hợp của quân đội Mỹ.

 


Quân Mỹ lắp tên lửa chống hạm tầm xa tối tân lên máy bay.

 

Tờ China Youth Daily đánh giá, thực tế cho thấy, kể từ khi lý thuyết “tác chiến không – biển” ra đời, do màu sắc đối đầu quân sự và đặc điểm quân chủng của lý thuyết này rất rõ nét nên giữa Mỹ và các nước đồng minh, giữa chính phủ Mỹ và quân đội cũng như giữa các quân chủng của Mỹ vẫn đang có rất nhiều tranh cãi về nó.

 

Đối với các nước đồng minh của Mỹ, lý thuyết “tác chiến không – biển” sẽ buộc họ rơi vào tình huống khó xử “chọn đứng về bên nào”. Vì trong ý tưởng tác chiến của lý thuyết “tác chiến không – biển”, các căn cứ quân sự do quân đội Mỹ đồn trú tại các nước đồng minh châu Á không những là chỗ dựa quan trọng để chi viện cho hoạt động tác chiến của quân đội Mỹ, mà còn là mặt trận đi đầu để chống chọi với “vòng tấn công phủ đầu” của PLA.

 

Chính vì thế đối với các nước này, nếu tiếp nhận lý thuyết “tác chiến không – biển” và sự tồn tại về quân sự của quân đội Mỹ trên lãnh thổ mình, gần như là đối đầu với Trung Quốc. Tháng 11-2012, Tờ Defense News của Mỹ đưa tin hầu hết các nước châu Á không muốn đề cập đến lý thuyết “tác chiến không – biển”. Kể cả các nước đồng minh “ruột” của Mỹ như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc... đều không mặn mà tìm kiếm vị trí cho mình trong lý thuyết này.

 

Giữa chính phủ và quân đội Mỹ, cách nhìn về lý thuyết “tác chiến không – biển” cũng không hoàn toàn thống nhất. Ngày 12-6-2013, trong bài viết 'Ai đã trao quyền chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?', giáo sư Amitai Etzioni của trường Đại học George Washington cho hay trong quá trình nghiên cứu về sự hình thành của lý thuyết “tác chiến không – biển”, ông đã phát hiện ra rằng khi ông Obama tranh cử tổng thống với vai trò là thượng nghị sĩ, Lầu Năm Góc đã khởi động công tác nghiên cứu về lý thuyết “tác chiến không – biển”.

 

Tờ báo Trung Quốc nhận xét tháng 11-2011, Mỹ tuyên bố chiến lược “trở lại châu Á”, nhìn bề ngoài thì thấy nội bộ chính phủ Mỹ đã thống nhất trong lập trường đối với Trung Quốc, nhưng trên thực tế, trong Bộ ngoại giao và Nhà Trắng vẫn có một bộ phận cho rằng cần áp dụng thái độ giao lưu và hợp tác với Trung Quốc chứ không phải lựa chọn chính sách ngăn chặn. Chính vì thế ở một mức độ nào đó có thể nói lý thuyết “tác chiến không – biển” đại diện cho lập trường của quân đội Mỹ đối với Trung Quốc.

 

 

Theo China Youth Daily, nội bộ quân đội Mỹ cũng tồn tại những tranh cãi về lý thuyết “tác chiến không – biển” do vấn đề ngân sách gây ra. Đối với quân đội Mỹ, lý thuyết “tác chiến không – biển” kéo trọng tâm chuẩn bị cho chiến tranh từ chiến tranh chống du kích và chống phiến loạn ở chiến trường Iraq và Afghanistan về chiến tranh thường quy tại châu Á – Thái Bình Dương. Môi trường tác chiến từ chiến trường trên bộ chuyển sang chiến trường trên không và trên biển. Từ lực lượng lục quân đóng vai trò chủ đạo chuyển sang lực lượng hải quân, không quân đảm nhận vai trò chi viện thành tác chiến phối hợp không- biển. Lý thuyết “tác chiến không – biển” thể hiện vị thế tuyệt đối của lực lượng hải quân và không quân, vai trò của lực lượng lục quân gần như không đáng kể.

 

Trong tương lai, lực lượng lục quân của Mỹ sẽ rơi vào thế yếu trong công tác phân bổ ngân sách, phải đối mặt với cục diện bất lợi giảm biên chế. Điều này khiến cho các tướng lĩnh lục quân hết sức bất mãn. Mặt khác, lực lượng không quân và hải quân Mỹ cũng đang hết sức bất đồng về vấn đề ai sẽ nắm quyền chỉ huy trong “tác chiến không – biển”. Cuối cùng, để dập tắt sự tranh cãi giữa các quân chủng, lục quân cũng được kéo vào “tác chiến không – biển”. Ngoài việc phải tiếp nhận binh lính lục quân trong văn phòng “tác chiến không- biển”, quân đội Mỹ còn phải tăng cường binh lực lục quân ở khu vực Thái Bình Dương và bố trí cho họ nhiệm vụ tác chiến chống tiếp cận tương ứng.

 

Xây dựng 'Tiểu NATO châu Á'

 

Vài năm trở lại đây, để quán triệt lý thuyết “tác chiến không- biển”, quân đội Mỹ đã đưa ra một loạt động thái lớn trong bố cục chiến lược và xây dựng lực lượng. Trong bố cục chiến lược, chủ yếu bao gồm hai nội dung củng cố liên minh và điều chỉnh binh lực.

 

Để củng cố liên minh, ngoài việc tăng cường mối quan hệ đồng minh quân sự truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, Mỹ còn tích cực gây dựng liên minh mới. Ngày 4-2-2013, lực lượng hải quân và không quân Mỹ cùng lực lượng phòng vệ hàng không Nhật Bản, lực lượng không quân Australia phối hợp tổ chức cuộc tập trận chung có tên gọi “Đối kháng phương Bắc -2013”. Trung đội “kẻ xâm lược” số 18 của Mỹ đóng vai lực lượng không quân Trung Quốc, không quân Hàn Quốc tham gia với tư cách quan sát viên đặc biệt. Chính vì thế, một số chuyên gia cảnh báo rằng cần cảnh giác châu Á xuất hiện đồng minh quân sự gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác cùng tham gia, hình thành Tiểu NATO châu Á.

 


Hải quân Mỹ đưa máy bay không người lái X-47B lên tàu sân bay.

 

Trong công tác điều chỉnh binh lực, để phối hợp thực hiện chiến lược “trở lại châu Á” và lý thuyết “tác chiến không – biển” của Mỹ, binh lực của Mỹ tại Thái Bình Dương đã có sự điều chỉnh với quy mô lớn nhất kể từ khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. Trong đó, lực lượng hải quân biến động mạnh nhất, theo kế hoạch 60% binh lực hải quân của Mỹ sẽ được bố trí sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 4-2013, tàu chiến ven bờ Freedom của Mỹ bắt đầu đóng tại căn cứ hải quân Changi của Singapore. Các nhà phân tích quân sự đánh giá dựa vào quần thể căn cứ quân sự tại Đông Nam Á với trung tâm là căn cứ Changi, quân đội Mỹ có thể đe dọa vũ lực thậm chí phong tỏa con đường vận chuyển vật tư chiến lược của Trung Quốc tại eo biển Malaca. Từ đó trở thành hướng gây sức ép quân sự cho Trung Quốc ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Đồng thời, lực lượng hải quân và không quân Mỹ cũng bố trí máy bay tác chiến điện tử EA -18G, máy bay vận tải V-22 và máy bay chiến đấu F-22 sang căn cứ quân sự của Nhật Bản. Lục quân Mỹ cũng sẽ từng bước dịch chuyển lực lượng từ Iraq và Afghanistan sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Sự phát triển trong trang bị vũ khí của Mỹ cũng bắt đầu thích ứng với công cuộc thúc đẩy lý thuyết “tác chiến không biển”. Trong đó, có hai điểm nổi bật nhất đặc biệt đáng chú ý. Ngày 28-5-2013, theo trang Space.com của Mỹ, sau khi phóng thành công lên không gian, máy bay không gian không người lái X-37B của Mỹ đã bay 5 tháng trên không, ý đồ nhiệm vụ chưa rõ ràng, người ta dự đoán X-37B sẽ là vũ khí then chốt để Mỹ xây dựng ý tưởng “càn quét toàn cầu trong vòng 2 tiếng đồng hồ”.

 

Một loại thiết bị khác là máy bay không người lái X-47B. Ngày 10-7-2013, lần đầu tiên X-47B hạ cánh thành công xuống mẫu hạm, trở thành “sự kiện cột mốc quan trọng” của hải quân Mỹ, đặt nền móng vững chắc để Mỹ thực hiện hoạt động bố trí máy bay không người lái trên tàu chiến. Quân đội Mỹ cho rằng loại thiết bị này có thể giúp cho mẫu hạm tiến hành tác chiến “chống tiếp cận” ở khu vực an toàn ngoài chuỗi đảo thứ nhất.

 

China Youth Daily kết luận, về tổng thể Mỹ đã gặp khá nhiều thuận lợi trong quá trình thúc đẩy lý thuyết “tác chiến không – biển”. Lý thuyết này chắc chắn sẽ không mang lại “tin lành” cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.  Và một khi “tác chiến không- biển” nổ ra thực sự, cả khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Hải quân ASEAN cùng liên thủ chiến đấu trên biển Đông? (10-08-2013)
    Trung Quốc đang dùng “cách trị” Philippines để “thử” Nhật? (10-08-2013)
    Philippines muốn "mời" thêm quân Mỹ (09-08-2013)
    Báo Nga: Trung Quốc tung "đòn Tôn Tử" ở biển Đông (08-08-2013)
    Học giả Nhật hiến kế nhường Nga, đấu Trung (07-08-2013)
    Mỹ bày trận quanh Trung Quốc như đối phó Liên Xô (07-08-2013)
    'Tàu ngầm và mẫu hạm Ấn Độ sẽ đánh sập kinh tế Trung Quốc' (06-08-2013)
    Philippines quyết tăng cường tuần tra trên biển (06-08-2013)
    Trung Quốc đề xuất 3 biện pháp cho Biển Đông (04-08-2013)
    Hải quân Trung Quốc né Mỹ, đè Nhật (03-08-2013)
    Việt Nam-Philippines cam kết phối hợp giải quyết tranh chấp Biển Đông (02-08-2013)
    NATO ở đâu trong xung đột Thái Bình Dương ? (01-08-2013)
    Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc có “đứt gánh giữa đường”? (01-08-2013)
    Philippines xác nhận nhờ cậy Mỹ tuần tra trên biển Đông (31-07-2013)
    Trung Quốc trước thế gọng kìm của Mỹ, Nhật (31-07-2013)
    Mỹ kín đáo bố trí lực lượng quanh Biển Đông (29-07-2013)
    Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh (28-07-2013)
    Trung Quốc không còn sự lựa chọn ở Biển Đông? (19-07-2013)
    Trung Quốc tiếp tục xâm phạm Hoàng Sa (17-07-2013)
    Biển Đông nóng bởi tập trận máy bay, tàu ngầm (16-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152829456.